Hòa Bình đang dần chứng minh vị thế dẫn đầu của bất động sản ven thủ đô khi hội tụ đầy đủ các yếu tố không chỉ về vị trí, cảnh quan..., mà còn cả về quy hoạch bài bản, sự chuẩn bị về hạ tầng, quỹ đất cùng chính sách thu hút đầu tư cởi mở của chính quyền địa phương.
Hãy cùng Land home 24h đi vào phân tích chi tiết hơn để rõ thêm 5 lý do khiến bất động sản Hòa Bình thu hút giới đầu tư nhé.
1. Vị trí địa lý, lợi thế lớn của Hòa Bình
Tỉnh Hoà Bình sở hữu vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội. Đây cũng là vị trí đặc biệt quan trọng, là tâm điểm giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc. Với vị trí đắc địa này, Hoà Bình trở thành một địa phương trung chuyển và là cầu nối cho mạch luân chuyển hàng hoá giữa các tỉnh lân cận không bị đứt gãy.
Lợi thế giáp ranh với Thủ đô Hà Nội cũng mở ra nhiều cơ hội cho thị trường BĐS Hoà Bình phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, khi xu hướng đầu tư BĐS vùng ven thành phố lớn lên ngôi, Hoà Bình trở thành tâm điểm được giới đầu tư ưu tiên chọn lựa hàng đầu.
Giá đất tại Hà Nội tăng cao cũng như quỹ đất ngày càng thu hẹp đã khiến những thị trường giàu tiềm năng, sát cạnh Hà Nội như Hoà Bình được hưởng lợi lớn. Kéo theo đó là sự bật dậy mạnh mẽ của các phân khúc bất động sản.
2. Hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ, bài bản.
Ngoài vị trí đắc địa, lý do quan trọng khác khiến Hoà Bình thu hút mạnh mẽ giới đầu tư địa ốc chính là sự đầu tư mạnh mẽ để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông.
Xác định rõ “giao thông phải đi trước một bước mở đường cho kinh tế”, cuối tháng 4/2021, HĐND tỉnh Hòa Bình đã thông qua 11 nghị quyết về đầu tư công và nâng cấp hệ thống giao thông, trong đó có Nghị quyết phê duyệt chủ trương dự án Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu)...
Theo kế hoạch, giai đoạn 5 năm tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục đầu tư hơn 120 nghìn tỷ đồng để hoàn thiện mạng lưới giao thông huyết mạch. Trọng điểm phải kể tới dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình (quy mô 6 làn xe, rộng 120m) kết nối liền mạch khu vực Tây Bắc, Hòa Bình, Hà Nội,…
Ngoài ra, dự án liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu cũng được thúc đẩy mạnh. Cùng đó là triển khai đẩy nhanh tiến độ hệ thống mạng lưới giao thông như: Tuyến đường tỉnh 435, 433, 438, đường liên huyện Lạc Sơn - Tân Lạc, đường nối TP Hòa Bình - Kim Bôi, đường Hồ Chí Minh - vành đai 5 Hà Nội,… Đồng thời, Hòa Bình cũng triển khai xây dựng các tuyến đường liên tỉnh kết nối từ Khu du lịch hồ Hòa Bình đến các Khu du lịch Đồng Tâm, Khu du lịch Tam Chúc,…
Việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông toàn diện không chỉ giúp kinh tế Hòa Bình bứt phá trong thời gian tới mà còn thúc đẩy thị trường BĐS tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc và thu hút giới đầu tư địa ốc.
3. Thế mạnh của một thiên đường nghỉ dưỡng ven đô phía Bắc
Hòa Bình không chỉ phát huy tốt những thế mạnh hạ tầng tỉnh đang sở hữu mà còn không ngừng tập trung thúc đẩy du lịch phát triển. Với lợi thế nằm ở vị trí cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, cùng sự ưu ái của thiên nhiên, Hoà Bình dần trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng không thể bỏ lỡ tại khu vực phía Bắc.
Sức hút của Hòa Bình đến từ những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và ấn tượng như lòng hồ Hòa Bình, dòng sông Đà, núi Viên Nam, hệ thống hang động phong phú, suối khoáng nóng Kim Bôi,…
Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, với tổng quy mô 52.200ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một trong những dấu hiệu cho thấy, Hòa Bình đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bổ sung lĩnh vực du lịch và dịch vụ là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế, coi đây là yếu tố đòn bẩy quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển mình của bất động sản Hòa Bình. Theo đó, bức tranh thị trường bất động sản sẽ mang màu sắc chủ đạo của phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái.
“Quy hoạch chung Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có ý nghĩa đối với tỉnh Hòa Bình, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển khu vực hồ Hòa Bình, thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch”, ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh.
Hiện tại, Khu du lịch hồ Hòa Bình có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép, hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444ha, tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng 3.303,9 tỷ đồng. Các dự án có mục tiêu đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn hóa các dân tộc, du lịch tâm linh...
Dựa trên quy hoạch bài bản để hình thành các dự án bất động sản, kêu gọi sự tham gia đầu tư của những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp là hướng đi bền vững mà tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai để tạo sự bứt phá của bất động sản tại đây, làm nền tảng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, tỉnh còn sở hữu nhiều điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, mang đậm nét văn hóa của xứ Mường như: Bản Lác (Mai Châu), chùa Tiên (Lạc Thủy), quần thể hang động Núi Đầu Rồng (Cao Phong), đền thờ Chúa Thác Bờ,…
Lợi thế về du lịch có ý nghĩa lớn tới thị trường BĐS. Nhất là khi xu hướng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng tại các địa phương vùng ven Hà Nội đang nở rộ và đặc biệt hấp dẫn giới đầu tư.
4. Chính sách đầu tư hấp dẫn và sự đổ bộ của các “ông lớn” bất động sản
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược; trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu trong 5 năm (2020 - 2025) sẽ thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Ngay từ những tháng đầu năm 2021, Hòa Bình đã tổ chức 3 hội nghị đối thoại với các nhà đầu tư dự án để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện và tổ chức các buổi làm việc, kiểm tra thực địa các dự án. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính, tập trung gỡ khó cho các nhà đầu tư.
Nhằm tháo gỡ các khó khăn trong tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp đầu tư, Hòa Bình đã ban hành quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư một số thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư theo hình thức thỏa thuận, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhận góp vốn bằng QSDĐ trên địa bàn tỉnh; ban hành văn bản hướng dẫn một số thủ tục về đấu giá QSDĐ; nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, cho thuê QSDĐ nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp và hướng dẫn thực hiện các thủ tục đấu giá QSDĐ gắn với tài sản trên đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh xây dựng, ban hành quy định, trình tự thực hiện các thủ tục hành chính đối với dự án có sử dụng đất, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo xây dựng tiêu chí áp dụng lựa chọn hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để sớm có mặt bằng thực hiện dự án.
Với những thế mạnh và nội lực tiềm tàng, ngày càng có nhiều những "đại gia" BĐS lựa chọn Hòa Bình là điểm dừng chân mới. Chỉ riêng năm 2020, địa phương này đã thu hút hơn 94.000 tỷ đồng vào BĐS đến từ các tập đoàn lớn như: VinGroup, FLC Group, Phú Mỹ Hưng, T&T, Geleximco, Sao Vàng,…
Nếu như trước đây, dù tiềm năng lớn nhưng Hòa Bình chỉ có những dự án bất động sản nhỏ lẻ thì vài năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2021, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Hòa Bình đã “dọn đường” cho các ông lớn bất động sản tích cực dịch chuyển dòng vốn đầu tư, nghiên cứu và triển khai các dự án lớn tại địa phương này.
Đơn cử như Vingroup đã triển khai và đưa vào hoạt động dự án Vincom Shophouse Hòa Bình, tạo thành khu vực vui chơi, giải trí, kinh doanh sầm uất ở trung tâm TP. Hòa Bình, kéo theo đó là sự sôi động của thị trường bất động sản lân cận. Sau sự đổ bộ của Vingroup, giá đất ven dự án Vincom trong vòng 3 năm qua đã tăng khoảng 50 - 70%; giá đất mặt đường Trần Hưng Đạo rao bán từ 35 - 50 triệu đồng/m2; trong khi những lô đất bên trong cũng lên tới 20 -30 triệu đồng/m2; đất xa thành phố hơn mặt bằng giá cũng tăng lên 10 - 12 triệu đồng/m2.
Tập đoàn Geleximco cũng góp mặt với 2 dự án lớn là KĐT sinh thái Trung Minh (60ha, tổng mức 1.740 tỷ đồng) và KĐT mới Hoà Bình (3.602 tỷ đồng) cùng dự án sân golf Hilltop 27 lỗ tại TP. Hòa Bình. Còn Tập đoàn Sun Group đang nghiên cứu, triển khai Dự án tổ hợp Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, cáp treo và tàu hoả leo núi (dự án Đồi Thung) tại 2 huyện Lạc Sơn và Kim Bôi.
Tập đoàn Apec Group cũng “tiến quân” vào Hòa Bình với dự án Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi, dự án có quy mô 35,6ha, tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Sự góp mặt của các tập đoàn uy tín như Vingroup, Sun Group, FLC, Geleximco, APEC Group, TSG, Sao Vàng... đang giúp bất động sản Hòa Bình, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, được khoác lên một diện mạo mới, chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Mặt khác, sự đổ bộ của các “ông lớn” bất động sản vào thị trường Hòa Bình trong thời gian qua đã tạo một lực hút mạnh với các nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thị trường khu vực Hà Nội đã dần trở nên bão hòa. Giới phân tích đánh giá, chưa bao giờ, thị trường bất động sản Hòa Bình trở nên hấp dẫn như thời điểm hiện tại, khi các nhà đầu tư lũ lượt kéo về địa phương này khiến giá đất nhiều khu vực nhanh chóng thiết lập mặt bằng giá mới.
“Hòa Bình vốn là một vùng đất không có nhiều dấu ấn trong bản đồ bất động sản của Việt Nam. Nhưng hiện nay, thị trường này đã trở thành một điểm sáng sôi động khi có sự đổ bộ của nhiều chủ đầu tư lớn, là các sếu đầu đàn của làng bất động sản Việt Nam… Từ đầu năm 2019, các ông lớn gần như cùng đồng thời tập trung vào thị trường Hòa Bình. Đi sâu vào khảo sát thị trường, còn có nhiều doanh nghiệp lớn khác đang âm thầm tiến hành đầu tư vào Hòa Bình, chưa bung hàng.
Báo cáo của nhiều trang thông tin bất động sản cũng cho thấy, Hòa Bình là nơi có lượng tìm kiếm bất động sản số 1 Việt Nam trong thời gian rất dài. Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng của nguồn cung và nguồn cầu gần như song hành cùng lúc, nên thị trường nóng lên rất nhanh”, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Phát triển nghỉ dưỡng ngoại ô cho hay.
5. Tiềm năng tăng giá bất động sản mạnh mẽ
Bên cạnh các thế mạnh về vị trí, hạ tầng và du lịch, thị trường BĐS Hoà Bình còn trở nên hấp dẫn giới đầu tư bởi những tiềm năng tăng giá mạnh mẽ mà hiếm có thị trường nào sánh bằng.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định, thị trường Hoà Bình đang có sự tổng hoà các thế mạnh hiện hữu để thúc đẩy BĐS tăng giá. Đặc biệt là ở các phân khúc đất nền, nghỉ dưỡng có vị trí đẹp, kết nối giao thông thuận tiện tới trung tâm tỉnh và Hà Nội.
Theo một thống kê, Hoà Bình là 1 trong 4 tỉnh có lượng giao dịch BĐS tăng mạnh nhất khu vực miền Bắc trong năm 2021. Đồng thời, giá BĐS Hoà Bình tăng trung bình 20 - 50% so với cùng kỳ 2020 và được dự báo tăng mạnh trong năm 2022.
Ngoài ra, giá đất ở một số vùng như Lương Sơn, TP Hoà Bình, Kim Bôi,… đã tăng tới 2 - 3 lần. Giá đất ở các vùng lân cận cũng tăng đáng kể.
Thị trường BĐS Hoà Bình được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá mạnh mẽ trong thời gian tới khi các thế mạnh về hạ tầng, du lịch ngày càng hoàn thiện và giới đầu tư địa ốc đổ về đông đảo hơn. Quỹ đất rộng, giá phù hợp so với các vùng phụ cận nhưng tiềm năng lại vô cùng nổi bật. Tất cả các lợi thế tổng hoà vào nhau góp phần thúc đẩy thị trường BĐS Hoà Bình không ngừng tăng trưởng và bùng nổ thu hút đầu tư.
Land home 24h đã gửi tới quý nhà đầu tư và các bạn 5 lý do khiến bất động sản Hòa Bình thu hút đầu tư. Hy vọng những thông tin phần nào giúp quý nha đầu tư, các anh chị và các bạn có thêm thông tin tham khảo hữu ích trong quá trình đầu tư bất động sản của mình.