Lý lịch & bước đường thành công trong sự nghiệp của Phạm Nhật Vượng

16/07/2021 16:10
Phạm Nhật Vượng được mệnh danh là một trong những người giàu nhất Việt Nam, được vinh danh là một trong những doanh nhân thành đạt nhất của tạp chí Forbes. Để tìm hiểu thêm về lý lịch cũng như bước đường thành công trong sự nghiệp của vị tỷ phú này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
MỤC LỤC
  1. Tỷ phú “Phạm Nhật Vượng” là ai?
  2. Câu chuyện ” Con đường thành công của Phạm Nhật Vượng”
  3. Những khó khăn hay thất bại từng gặp của Phạm Nhật Vượng
  4. Những thành công mà Ông Phạm Nhật Vượng đạt được
---------------------------------------------------------***--------------------------------------------------------------
1. Tỷ phú “Phạm Nhật Vượng” là ai?
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về lý lịch Phạm Nhật Vượng. Ông có tên thật là Phạm Nhật Vượng, sinh ngày 5/8/1968. Quê quán gốc của ông là tỉnh Hà Tĩnh. Cha của ông là Phạm Nhật Quang - một quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mẹ ông bán trà rong trên phố.
Ông có một người em gái - bà Phạm Lan Anh (1969) và một người em trai - Phạm Nhật Vũ (1972). Ông Phạm Nhật Vũ, là chủ tịch An Viên Group. Vào năm 2019, em trai ông Phạm Nhật Vượng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ. Quy định tại khoản 4, điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

Bà Phạm Lan Anh trái lại là một người kín tiếng với giới truyền thông dù bà hiện đang đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT đồng thời kiêm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của tổ Bảo hiểm tài sản của Tập đoàn Vingroup.


Ảnh 1: Phạm Nhật Vượng được mệnh danh là tỷ phú giàu nhất Việt Nam.


Phạm Nhật Vượng hiện đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn VinGroup và được mệnh danh là tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Ông đã có gia đình riêng hạnh phúc tuy nhiên khá kín tiếng với giới truyền thông.

Vợ của ông Phạm Nhật Vượng VinGroup là bà Phạm Thu Hương - được mệnh danh là “nữ hoàng sàn chứng khoán”. Bà đang sát cánh bên ông từ những ngày khởi nghiệp đầu tiên đầy gian nan, trắc trở. Bà hiện là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinGroup. Hai người có 3 người con là Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh.

Ở Việt Nam, ông được biết đến là Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam. Còn trên thế giới, ông đã ghi danh tên mình trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2013 với khối tài sản trị giá hàng tỷ đô.

Một trong những mốc son trong cuộc đời ông chính là thành lập nên tập đoàn VinGroup. Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ, Công nghiệp và Thương mại Dịch vụ.

2. Câu chuyện ” Con đường thành công của Phạm Nhật Vượng”
Hẳn các bạn đang tự hỏi Phạm Nhật Vượng học ngành gì mà có thể thành công đến thế trong kinh doanh. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trước đây từng là học sinh của trường THPT Kim Liên - một trong những trường cấp 3 có danh tiếng về chất lượng đào tạo ở Hà Nội.
Đến năm 1987, với thành tích học tập tốt, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông giành được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, theo ngành kinh tế địa chất.

Ngay từ năm 3 khi theo học Đại học tại Nga, Phạm Nhật Vượng đã nung nấu ý định kinh doanh. Ông thuê một phòng trong ký túc xá mà mình ở để bắt đầu bán hàng, sau đó ông mở nhà hàng và nhập hàng hóa từ Việt Nam về bán. Thời gian đầu, ông kiếm được khá nhiều tiền, tuy nhiên do thị trường thay đổi, thiếu kinh nghiệm nên đã phá sản.

Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU và kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Khi đó là thời điểm Liên Bang Xô Viết tan rã, Nền kinh tế ở những nước này tan rã, hàng hoá trở nên khan hiếm.

Nắm bắt lấy cơ hội này, Phạm Nhật Vượng đã buôn bán đủ loại hàng, lăn lộn trong nhiều tầng lớp xã hội để bươn chải và tồn tại. Sớm nhận thấy Moskva không còn là nơi phù hợp để phát triển kinh doanh, ông cùng các cộng sự của mình đã đến Khakrov - thành phố lâu đời và lớn thứ 2 của Ukraina. Đây cũng là trung tâm kinh tế của Kharvisky.

Vào năm 1996, ông đã thành lập ra chợ Barabarosha rộng hàng chục ha tập trung bà con người Việt và những người dân địa phương buôn bán. Với mạng lưới quan hệ thân tín rộng rãi, dần dần ông đã phát triển chợ Barabarosha thành trung tâm phân phối hàng của phía Đông Bắc Ukraina và các vùng lân cận.

Sau đó, với số vốn ban đầu vay được từ bạn bè là 10.000 USD, ông đã mở nhà nhà hàng tên Thăng Long và thành lập công ty Technocom. Trong quá trình kinh doanh nhà hàng, ông đã nhận ra sự tiềm năng của thị trường ngách nếu kinh doanh thực phẩm nguội, chế biến sẵn.

Vào ngày 8/8/1993, Phạm Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mì ăn liền Mi Vina theo quy trình xuất nhập khẩu Việt Nam. Với hương vị mới lạ, sự tiện dụng gắn liền với cái tên gần gũi , loại mì này trở nên rất nổi tiếng ở Ukraina với thị phần chiếm tới 97% (2004). Từ thành công này, Phạm Nhật Vượng trở thành “ông vua đồ ăn chế biến tại Ukraina.

Sau khi đưa tầm ảnh hưởng của Technocom ra toàn Châu Âu bằng các sản phẩm thực phẩm xuất nhập khẩu, đến năm 2010, sự nghiệp của ông đã có bước biến chuyển lớn khi tập đoàn Nestle mua lại Technocom. Ông quyết định quay lại quê hương Việt Nam theo hướng đầu tư du lịch bất động sản.

Trở về Việt Nam, ông nảy ra ý tưởng biến một số đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang - khu nghỉ dưỡng cao cấp bậc nhất ra đời. Ngoài các khu nghỉ dưỡng, ông còn tham gia vào thị trường cao cấp bằng các dự án Trung tâm thương mại Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center HCM (2011).


Ảnh 2: Vincom Pearl Nha Trang – khu nghỉ dưỡng đã làm nên tên tuổi Phạm Nhật Vượng.

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm:

  • Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang)
  • Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp)
  • Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch - giải trí)
  • Các lĩnh vực khác như: Vinmec (Y tế chất lượng cao), Vinschool (Giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô)....

VinGroup gia nhập thị trường kinh doanh xe ô tô với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp.

Ngoài ra, những ngày cuối năm 2018, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart và ra mắt nhiều mẫu điện thoại mới trong năm 2019. Theo thông tin từ Vingroup sản phẩm điện thoại được “ra lò” chỉ trong 6 tháng kể từ khi công bố thành lập Vsmart. Đây vẫn là thương hiệu điện thoại nội địa được ưa chuộng nhất.

Trong mảng bất động sản bán lẻ, Vingroup đã mang Vincom Retail lên niêm yết từ cuối năm 2017. Theo đó, Vincom Retail đang sở hữu 4 dòng thương hiệu là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom+.

VinGroup cũng đang vận hành 66 trung tâm thương mại tại 38 tỉnh thành. Năm 2018, VRE đạt doanh thu thuần gần 9.052 tỉ đồng và 2.414 tỉ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng trưởng 64% và 19% so với những con số đạt được năm 2017.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81 tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn đình đám này. Các dự án chung cư, nhà ở cao cấp: Vinhomes River Side, Vinhomes WestPoint, … trên khắp dải đất Việt Nam đã khẳng định vị thế của VinGroup.

Trong tương lai, ông Phạm Nhật Vượng hướng phát triển cho VinGroup thành một tập đoàn có hệ sinh thái tiện lợi nhất cho người tiêu dùng: từ các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, giải trí, chữa bệnh đến nghỉ dưỡng, sản phẩm công nghệ, phương tiện đi lại, …

3. Những khó khăn hay thất bại từng gặp của Phạm Nhật Vượng

Thành công là thế, nhưng đằng sau hào quang ấy là biết bao nhiêu khó khăn thất bại. Đây mới là điều hun đúc tạo nên một tỷ phú Phạm Nhật Vượng bản lĩnh như ngày hôm nay.

Thất bại đầu tiên phải kể đến thời điểm ông bắt đầu tập tành kinh doanh, thuê ký túc xá DOM 5 để bán hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Ông từng tâm sự: “Ở Matxcova, tại Dom 5, mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.”


Ảnh 3: Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Sau đó, nắm bắt được nhu cầu thị trường về sản phẩm áo gió bởi khí hậu Nga lạnh giá, ông xoay sang buôn bán mặt hàng này. Thời gian đầu, mọi chuyện rất suôn sẻ, làm ăn có lãi lớn. Nhưng về sau do thiếu kinh nghiệm, thị trường đi xuống, ông không kịp ứng phó nên đã mất trắng vốn liếng tích lũy.

Khi đặt chân tới thành phố Kharkov, ông và vợ chỉ có trong tay vỏn vẹn vài nghìn USD vay từ bạn bè. Không có nhiều tiền trong tay, ông Vượng đã quyết định mở một nhà hàng. Nhà hàng Thăng Long ra đời từ đó. Ban đầu Nhà hàng kinh doanh rất khấm khá nhưng dần dần việc buôn bán cũng túc tắc, lúc có khách lúc không.

Nhưng với sự sáng tạo, nhiều ý tưởng và khả năng nắm bắt thị trường xuất sắc, ông Phạm Nhật Vượng vẫn đang rất thành công trong sự nghiệp, từng bước đưa VinGroup lên thành tập đoàn Việt Nam chất lượng cao sánh tầm thế giới.

4. Những thành công mà Ông Phạm Nhật Vượng đạt được

Khi đã biết đến Phạm Nhật Vượng như tỷ phú giàu nhất Việt Nam, nhiều người đặt ra câu hỏi rốt cuộc Phạm Nhật Vượng giàu cỡ nào? Câu trả lời là tổng tài sản của ông lên đến 5,6 tỷ USD tính đến tháng 4/2020.


Ảnh 4: VinGroup gia nhập thị trường kinh doanh xe ô tô với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, hiện đứng 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Tạp chí Forbes, thấp hơn 47 bậc so với năm 2019. Nhưng tới ngày 26/10/2020 con số này hiện tại tăng lên 6,6 tỷ USD khi thị trường giá cổ phiếu Vingroup liên tục tăng.

Chỉ tính riêng lĩnh vực bất động sản, tới nay ông đã đạt được những thành tựu đáng nể như:

  • Hệ thống Vinpearl Resort có cáp treo vượt biển dài nhất thế giới
  • Khu đô thị Royal City nơi có dự án sân trượt băng tự nhiên trong nhà dài nhất Việt Nam
  • Trung tâm thương mại lớn nhất Châu Á với diện tích 230.000 m2
  • Vinhomes với dự án Vinhomes Tân Cảng có tòa nhà cao nhất Việt Nam 81 tầng (Landmark 81)
  • Khu  đô thị Times City có thủy cung ngầm lớn nhất Việt Nam, Vincome Center tại TP.HCM, Hà Nội, …

Có thể nói cho đến nay, ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam và là tấm gương cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Dù đã trải qua nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường lập nghiệp nhưng không thể phủ nhận những trải nghiệm đó đã làm nên con người đây bản lĩnh và tự tin như hiện nay.

Trên đây là tóm tắt các thông tin cơ bản về Phạm Nhật Vượng - ông hoàng của đế chế VinGroup, người đàn ông đấy quyền lực trong ngành bất động sản. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hãy để lại một like hoặc share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!

Theo Doanh Nhân 

Có thể bạn quan tâm

Có nên đầu tư Đất nền Hòa Lạc
06/10/2024 20:41
Có nên đầu tư đất nền Hoà Lạc vào năm 2024 hay không, tại thời điểm này đầu tư đất nền từ 1 tỷ cho đến 10 tỷ liệu có lợi nhuận 20 – 30 % như những năm 2020 – 2021. Lý do o gì khiến bất động sản Hoà Lạc 2024 sẽ bùng nổ như 2-3 năm ...
Khoảng 1,4 triệu môi giới bất động sản sử dụng công nghệ thực tế ảo vào năm 2025
03/02/2024 16:07
Công nghệ thực tế ảo cho ngành bất động sản gần như chắc chắn chiếm phần lớn trong mảng đầu tư công nghệ của lĩnh vực này. Nghiên cứu của Goldman-Sachs cho biết đến năm 2025, ước tính khoảng 1,4 triệu nhà môi giới bất động sản sử dụng công nghệ thực tế ...
Người mua bất động sản có thể so sánh dữ liệu của gần 400 dự án - Land home 24h
03/02/2024 15:55
Công cụ so sánh bất động sản không chỉ giúp khách hàng có được thông tin tổng quan về vị trí địa lý, giá cả của một dự án mà còn dễ dàng so sánh tiện ích, hạ tầng cơ sở giữa nhiều dự án với nhau để hiểu rõ ưu nhược điểm của một dự án hay một căn hộ đang ...
Holine Zalo
Loading...