MỤC LỤC
- Đô thị trong đô thị
- Hướng về ngành y tế và chăm sóc sức khỏe
- Hướng đi xanh và bền vững
- Làm việc từ xa thay đổi ngành văn phòng
- Thương mại điện tử thúc đẩy bất động sản hậu cần và kho bãi
--------------------------------***----------------------------------------------
Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã tác động mạnh tới hầu hết các lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Bước vào năm 2021, thị trường bất động sản sẽ thay đổi ra sao, các xu hướng nào sẽ được duy trì, xu hướng mới nào sẽ lên ngôi? Sau đây sẽ là các xu hướng được dự báo dẫn dắt thị trường bất động sản trong năm 2021.
Theo bà Trang Bùi - Giám đốc cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL thì “đô thị trong đô thị” hay “bất động sản tích hợp” là những dự án có quy mô lớn đến siêu lớn. Thị trường BĐS Việt Nam đang ngày càng phát triển, khách mua ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống xanh, lành mạnh và bền vững. Vì vậy, các chủ đầu tư đang liên tục phát triển các đại đô thị theo hướng xanh với quy hoạch hiện đại, tiện ích đa dạng.
Điểm cộng của “đô thị trong đô thị” là khả năng cung cấp nhiều sản phẩm nhà ở khác nhau, thích hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Như tại cùng một khu đô thị, sẽ có các căn hộ dịch vụ với diện tích nhỏ cho khách hàng độc thân, khách thuê. Còn những gia đình có nhiều thành viên, đa thế hệ có thể chọn các căn nhiều phòng ngủ, căn dual-key hoặc liền kề, biệt thự tùy khả năng tài chính.
2. Hướng về ngành y tế và chăm sóc sức khỏe
Năm 2021, dự báo sự quan tâm nhà đầu tư ngày càng tăng đối với mảng hậu cần sức khỏe và y tế, nhất là sau đại dịch Covid-19. Sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản kết hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ được chú trọng và phát triển hơn.
Theo nghiên cứu của JLL, trong lĩnh vực bất động sản, những tòa nhà có xếp hạng ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cao có thể đạt mức phí thuê tăng tới 33% so với các tòa nhà không có chứng nhận xanh. Theo xu hướng phát triển chung của xã hội, bất động sản sẽ tiếp tục đi theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên thiên nhiên, góp phần hạn chế ô nhiễm và kiến tạo tương lai vững bền.
4. Làm việc từ xa thay đổi ngành văn phòng
Sau một năm quen thuộc với việc hạn chế tiếp xúc, cách ly xã hội khiến nhiều người phải làm việc tại nhà, làm việc online đã thúc đẩy các công ty áp dụng mô hình làm việc mới. Theo Tổng Giám đốc JLL Việt Nam - ông Paul Fisher: "Năm 2020, làm việc tại nhà đã diễn ra trên khắp thế giới và việc tận dụng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hiệu quả".
Tuy loại hình văn phòng hay mô hình làm việc thay đổi nhưng người lao động vẫn cần được hợp tác, trao đổi và làm việc trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng. Đây là lý do quan trọng giúp thị trường văn phòng tiếp tục được chú trọng, phát triển hơn các hình thức như văn phòng chia sẻ.
5. Thương mại điện tử thúc đẩy bất động sản hậu cần và kho bãi
Việt Nam hiện là một trong những đất nước có thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử sẽ tạo lực đẩy tốt cho bất động sản hậu cần. Trong tình hình dịch bệnh bất ổn, mua sắm online ngày càng được ưa chuộng, thì thương mại điện tử lên ngôi, cần tới thêm mạt bằng cho kho chứa hàng, điểm tập kết, đóng gói hàng hóa…
Lĩnh vực thương mại điện tử thường đòi hỏi nhiều không gian kho bãi nhiều gấp ba lần so với thông thường. Đây cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu đối với bất động sản công nghiệp, bao gồm bất động sản hậu cần và kho bãi.
Nguồn: CafeF